Theo quan điểm của người Việt Công_nữ_Ngọc_Khoa

Theo Nguyễn Lệ Hậu, thì: việc giữ gìn biên cương và mở mang bờ cõi luôn là ước vọng lớn lao của hầu hết các đấng quân vương, và trong suốt thời gian trị vì của mình các bậc đế vương đã không ngừng khai thác bằng hầu hết những khả năng và biện pháp vốn có. Ở đây, vấn đề hôn nhân nhằm mục đích chính trị đã đóng một vai trò không nhỏ trong việc mở mang bờ cõi, nhất là trong công cuộc Nam tiến. Trong đó các cành vàng lá ngọc đã đóng một vai trò nhất định, nước mắt má hồng đã tô thắm cho từng dãi đất biên cương.[5].

Chính vì lẽ đó, thi sĩ Trần Tuấn Khải (1895-1983), đã có thơ ca ngợi Ngọc Khoa và Ngọc Vạn như sau:

Hồng Lạc ta đâu hiếm nữ tàiNghìn xưa Trưng-Triệu đã từng oaiNoi gương Khoa-Vạn, hai công chúaMột sớm ra đi mở đất đai....Cũng vì hạnh phúc của muôn dânVì nước, vì nhà, xá quản thân.Lá ngọc cành vàng coi nhẹ bổng,Hiếu trung cho trọn đủ mười phân.Những tiếc riêng cho phận nữ hài,Đem thân giúp nước há nhường trai.Vắng trang lịch sử, nào ai biết?Người đã hy sinh vị giống nòi.Tới nay kể đã mấy tinh sươngMượn bút quan hoài để biểu dương:Bà Rịa, Phan Rang ngàn vạn dặm,Công người rạng rỡ chốn quê hương.(trích Cảm vịnh hai bà Ngọc Vạn, Ngọc Khoa)Tân Việt Điểu cũng có thơ rằng:Ngọc Vạn, Ngọc Khoa giữ một niềmVì ai, tô điểm nước non tiên?Chị lo giữ vẹn tình Miên-Việt,Em nhớ làm tròn nghĩa Việt-ChiêmBà Rịa, Biên Hòa thêm vạn dặm,Phan Rang, Phan Rí mở hai miềnNon sông gấp mấy lần Ô, LýNam tiến, công người chẳng dám quên.(chép trong Biên Hòa sử lược toàn thư, quyển 2)[6]